Đau răng khôn phải làm sao?

Khi răng khôn mọc thì ít nhiều cũng gây sưng đau vùng răng trong cùng cho bạn. Tùy theo mức độ mọc lệch của răng mà gây ra các cơn đau nặng nhẹ khác nhau. Hãy tìm hiểu nguyên nhân răng khôn gây đau và cách xử lý

Răng khôn là răng số 8 - thường mọc ở trong xương hàm mỗi người. Có người mọc răng khôn sớm, người mọc muộn (thường từ 18-25 tuổi) và cũng có trường hợp răng khôn không mọc (do không đủ chỗ sau răng số 7). Dường như đau răng khôn thì ai cũng từng trải qua rồi nhưng đau đến mức đạt cảnh giới của sự nguy hiểm thì mấy ai biết.


Đau răng khôn phải làm sao?

Vị trí mọc răng khôn hàm dưới và thường sẽ gây sưng đau

Chính vì thế, răng khôn mọc mỗi người mỗi khác, thời gian mọc răng khôn từ lúc nhú lên đến hoàn chỉnh cũng không hề giống nhau - có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng đến vài năm.

 Nguyên nhân và triệu chứng đau răng khôn

Và cũng bởi vị trí mọc răng đặc biệt, ở trong góc khúc khuỷu nên nguy cơ gây đau nhức và bệnh lý cũng thuộc diện cao nhất. Cụ thể, khi răng khôn mọc, phần lợi quanh răng sẽ bị tấy đỏ và sưng lên (như trên hình), lúc này bạn sẽ cảm thấy rất đau phần góc hàm khi ăn nhai, thậm chí không há miệng được.

Đau răng khôn phải làm sao?

Những trường hợp răng khôn mọc sai lệch

Nói một cách đơn giản, răng mọc khiến phần nướu lợi bao quanh răng bị viêm, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, hơi sốt nhẹ, phần sưng sẽ hơi nóng khi chạm tay vào.

Nếu vết viêm lan rộng, bị áp xe lợi thì bạn có thể bị sưng to một bên mặt, chỗ sưng căng đỏ ở góc hàm khiến bạn không há được miệng và không ăn uống được.

đau do răng khôn

Ở vị trí răng khác khi sưng viêm, bệnh nhân có thể há được miệng để bác sĩ khám nhưng do răng khôn mọc ở góc cạnh xương hàm nên khi sưng to, rất khó để có thể há miệng to được. Cùng với đó, hai hàm răng chạm vào nhau sẽ càng khiến cho người bệnh đau dữ dội.


Đây được cho là một trong những điểm đau khác biệt lớn nhất của răng khôn. Ngoài ra, khi bị áp xe lợi, điều đó có nghĩa là phần lợi viêm đã có mủ.

Do đó, khi mới có những triệu chứng đau răng khôn, người bệnh nên đến khám bác sĩ để có liệu pháp điều trị như uống kháng sinh, chống viêm... thì cơn đau sẽ nhanh khỏi nhưng khả năng vấn tái phát.

 Tại sao cần phải xử lý răng khôn?

Do răng khôn ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn, vi khuẩn cực dễ dàng tích tụ lại. Sự tích tụ lâu ngày dễ gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng… 

Bệnh viêm lợi sẽ tái phát nhiều lần nếu răng khôn không được chữa trị đúng và kịp thời. Thế nên, những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm càng cao hơn. 

Một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị ngay nên gây nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ… Đặc biệt là ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

Đau răng khôn phải làm sao?

Bởi có những người khi lần đầu tiên đau mọc răng khôn chỉ đau âm ỉ 2 - 3 ngày rồi thôi nên không để tâm. Nhưng càng về sau, mức độ đau răng khôn sẽ càng tăng lên, thời gian cũng sẽ kéo dài thêm do độ viêm nhiễm nặng hơn...

Chính vì thế, bác sĩ khuyên bệnh nhân những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc kẹt gây ra các biến chứng sưng đau thì nên nhổ bỏ sớm nhất có thể. Việc nhổ răng khôn rất đơn giản an toàn không đau như mọi người vẫn nghĩ, so với cơn đau răng khôn gây ra thì việc nhổ răng khôn thật sự là không đau bằng.

 Kỹ thuật nhổ răng khôn an toàn, không đau tại nha khoa O'CARE. 

 Việc chuẩn đoán hình ảnh trước khi nhổ răng khôn

Đây là công đoạn rất quan trọng giúp tránh những biến chứng như ảnh hưởng dây thần kinh, đau quai hàm sau khi nhổ. Phim x-ray thể hiện rõ tình trạng mọc lệch của các răng khôn, dây thần kinh, các vấn đề về răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng nếu có cũng được phát hiện sớm.

chụp x-quang nhổ răng khôn mọc kẹt

răng không x-ray

Chụp x-quang xác định tình trạng của 4 răng khôn.

 Xét nghiệm máu

Việc xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ kiểm soát đường huyết, tránh được tai biến khi phẫu thuật. Xét nghiệm máu được thực hiện tại nha khoa O''CARE.

 Chích tê liều cao hoặc gây mê

Nhổ răng khôn là phương pháp tiểu phẩu nên bắt buộc phải chích tê hoặc gây mê (theo yêu cầu bệnh nhân). Tác dụng của thuốc tê kéo dài hơn 2 tiếng, bất cứ can thiệp nào của bác sĩ bệnh nhân cũng không có cảm giác đau.

- Nhổ răng khôn chích tê bệnh nhân có thể về ngay sau khi nhổ răng xong kèm theo một đơn thuốc gồm thuốc giảm đau, chống sưng nề. Nếu bệnh nhân được gây mê thì phải chờ tỉnh táo hoàn toàn và phải có người đưa về cũng kèm theo đơn thuốc như trên.

 Tiến hành nhổ răng khôn

Thời gian nhổ tùy vào tình rạng mọc lệch của răng khôn, trung bình 15-20 phút 1 răng, với những răng mọc ngầm trong xương thì mất thêm chút thời gian. Sau khi nhổ răng khôn bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn uống trong 4-5 ngày đầu để kháng viêm và giảm đau. Khoảng 1 tuần là bình thường trở lại

nhổ răng khôn tại nha khoa ocare

nhổ răng khôn

Quy trình nhổ răng khôn an toàn tuyệt đối tại OCARE

Tại nha khoa OCARE, chúng tôi không chỉ quan niệm nhổ răng khôn là loại bỏ răng ra khỏi xương ổ, mà vấn đề chúng tôi quan tâm là làm thế nào để việc phẫu thuật làm hạn chế tối đa sang chấn cho vùng mô chung quanh.

Đối với những phẫu thuật phải mở xương hay cắt xương, sau nhổ răng khôn chúng tôi tiến hành ghép xương cho bệnh nhân nhằm tái tạo lại vùng xương đã mất giúp bệnh nhân phục hồi lại về mặt chức năng và thẩm mỹ. 

Video quy trình nhổ răng khôn mọc ngầm


 Để được tư vấn thêm về răng khôn bạn có thể:

Nhấn gọi Gửi Email Inbox Đặt hẹn