Tại sao làm cầu răng sứ vẫn không ngăn ngừa được tiêu xương hàm?

Cầu răng sứ là giải pháp phục hình thay thế cho răng đã mất, ưu điểm phương pháp này là thực hiện đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên cầu răng sứ chỉ giúp cải thiện chức năng ăn nhai thôi còn việc bào vệ xương hàm thì không.

Cầu răng sứ là giải pháp phục hình thay thế cho răng đã mất, ưu điểm phương pháp này là thực hiện đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên cầu răng sứ chỉ giúp cải thiện chức năng ăn nhai thôi còn việc bào vệ xương hàm thì không.

Sau khi làm cầu răng, hiện tượng tiêu xương hàm vẫn diễn ra vì không có chân răng, khiến cho mô nướu bên dưới cầu răng ngày càng co lại, không còn đầy đặn như trước.

Video: Phương pháp làm cầu răng sứ

Nguyên nhân cầu răng sứ ngăn được tiêu xương hàm

Mất răng đồng nghĩa với việc xương hàm sẽ bị rỗng. Nếu không có chân răng giả thay thế, các mô xương không còn điểm tựa sẽ sụt dần xuống, cả về chiều rộng và chiều cao. Hiện tượng này được gọi là tiêu xương hàm.

Bản chất của kỹ thuật làm cầu răng sứ là phục hình thân răng ở trên nướu, thông qua việc mượn lực nâng đỡ từ các răng thật kế cận. Nói một cách dễ hiểu, cầu răng sứ là một dãy gồm răng giả ở giữa và mão răng 2 bên gắn vào răng trụ 2 bên khoảng trống mất răng. Nhờ đó, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng được cải thiện rõ rệt.

Như vậy, phương pháp cầu răng sứ không thể khôi phục chân răng thật đã mất. Do đó, sau khi làm cầu răng sứ, hiện tượng tiêu xương hàm vẫn tiếp diễn. Biểu hiện dễ thấy nhất là vùng mô nướu bên dưới cầu răng dần lõm xuống, để lộ khoảng trống giữa nướu và răng giả.

Dù không ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm nhưng cầu răng sứ vẫn là một giải pháp phục hình răng mất khá tốt, với nhiều ưu điểm nổi bật. Tiêu biểu nhất là khả năng khôi phục khoảng 70% sức nhai tự nhiên của hàm chỉ sau 2 - 4 ngày, ngăn chặn hiện tượng xô lệch răng, cải thiện khả năng phát âm.

Giải pháp ngăn ngừa tiêu xương hàm sau khi mất răng

Tính đến thời điểm hiện tại, bạn chỉ có thể phòng ngừa hiện tượng tiêu xương hàm bằng kỹ thuật làm răng Implant.

Trong kỹ thuật này, trụ Implant sẽ được đặt vào xương hàm tại vị trí mất răng, đảm nhận các chức năng tương tự như chân răng thật đã mất. Thao tác này có thể được thực hiện ngay sau khi nhổ răng.

trồng răng implant

Phương pháp trồng răng implant

Người mất răng lâu năm cũng có thể trồng răng Implant nhờ vào các kỹ thuật hỗ trợ như nâng xoang - ghép xương, cấy màng xương… Sau khi thực hiện, các mô xương hàm tại vị trí mất răng có thể phục hồi cả chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

Ngoài khả năng bảo tồn xương hàm nhờ phụ hồi được chân răng, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng Implant cũng được các chuyên gia nha khoa đánh giá rất cao khi có thể khôi phục đến 99% lực cắn tự nhiên của hàm, hình dáng, kích thước và màu sắc hệt như răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ hoàn thiện ở tất cả các tình huống phục hình

Video: Phương pháp trồng răng implant

 Để biết thông tin, tư vấn về dịch vụ bạn có thể:

Nhấn gọi Gửi Email Inbox Đặt hẹn