Tìm hiểu về bệnh sâu răng

Tìm hiểu bệnh sâu răng, nguyên nhân gây răng răng là gì? Làm sao để điều trị sâu răng hiệu quả nhất? Phòng ngừa sâu răng như thế nào?

Sâu răng là bệnh răng miệng rất phổ biến ngày nay đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người già, gây không ít hoang mang phiền toái cho mọi người. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt để giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của sâu răng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây sâu răng là gì, điều trị ra sao?

Sâu răng xảy ra là sự kết hợp giữa vi khuẩn và thức ăn thừa trong khoang miệng (đường và tinh bột) hình thành acid phá hủy men răng, tạo thành lỗ sâu.

Bên cạnh đó, việc có dễ bị sâu răng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Cách săm sóc răng miệng, tuyến nước bọt, một số yếu tố vi lượng như nồng độ Fluor có trong nước, yếu tố di truyền cấu trúc răng...

Tìm hiểu về bệnh sâu răng

Cơ chế gây sâu răng

Chữa trị sâu răng phụ thuộc vào mức độ sâu khác nhau. Thông thường, điều trị tủy răng rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần đến với bác sĩ một lần để lấy sạch tổ chức sâu răng rồi trám lại bằng chất trám vĩnh viễn. Quá trình này gần như không đau và ngăn chặn sâu răng phát triển thêm.

điều trị sâu răng

Điều trị tủy răng bị sâu

trám răng sâu

Trám răng sâu bằng composite sau khi điều trị tủy răng

Nếu lỗ sâu lớn có thời gian điều trị tủy sẽ phải mất 2 đến 3 lần và bọc sứ lại. Hay những trường hợp sâu mòn những răng cửa trước thì cách tốt nhất là phải bọc răng sứ

Phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả nhất

Những trường hợp lỗ sâu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương tủy. Khi đã tổn thương tủy, bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội, đau nửa đầu lên dây thần kinh thái dương thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Nặng dẫn đến hoại tử tủy gây áp-xe lợi, biến chứng nang chân răng, phải làm phẫu thuật cắt cuống răng và nạo nang, gây đau đớn cho bệnh nhân. Nếu không điều trị được phải nhổ bỏ răng và gắn răng giả thay thế.

Làm sao để nhận biết sâu răng sớm?

Sâu răng thường xuất hiện trên bề mặt nhai của các răng hàm nơi có nhiều hố rãnh nhất. Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết sâu răng là sự xuất hiện các đốm trắng trên răng, đó là khi các vi khuẩn bắt đầu tấn công vào men răng, gây mất khoáng.

Răng xuất hiện lỗ sâu màu đen nhỏ rồi to dần. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất bằng mắt thường. Lúc này răng dễ bị kích thích bởi các loại thức ăn như nóng, lạnh, chua, ngọt.

dấu hiệu sâu răng

Dấu hiệu bắt đầu sâu răng

Nếu có cảm giác ê buốt khi ăn hoặc uống các đồ nóng, lạnh, phải kịp thời đến các phòng khám nha khoa để khám và có hướng điều trị kịp thời. Không để lỗ sâu tiến triển vào tủy gây viêm tủy, hoại tử tủy, tránh được đau buốt và không phải mất nhiều thời gian và chi phí điều trị.

Làm sao để ngăn chặn sâu răng?

Để vi khuẩn sâu răng không thể hình thành và phá hỏng cấu trúc của răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả sau:

Chăm sóc răng miệng: Chải răng đúng phương pháp để loại sạch mảng bám. Mỗi ngày nên thực hiện đánh răng từ 2 - 3 lần vào các thời điểm: Sáng vừa thức dậy, sau mỗi bữa ăn và đặc biệt là tối trước khi đi ngủ. Nên chọn bàn chải có lông mềm và mỏng, chải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến men răng.

Sử dụng nước súc miệng. Tăm nước và chỉ nha khoa để lấy sạch các thức ăn còn mắc vào kẽ hở, khe rãnh trên răng.

ngăn ngừa sâu răng

Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, tăm nước vệ sinh răng tốt nhất

Khi đánh răng, chỉ sử dụng một lượng kem đánh răng phù hợp tùy vào từng lứa tuổi để phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

Về chế độ ăn uống:Sử dụng nhiều hoa quả, rau củ để cung cấp đầy đủ vitamin và chất xơ, giúp răng miệng sạch sẽ, chắc khỏe hơn, hỗ trợ loại sạch mảng bám có hại trên răng. Bổ sung đầy đủ các chất vitamin, sắt, canxi, protein… có trong thịt, cá, tôm, cua; nhưng cần chế biến hợp lý để răng lợi được chắc khỏe, thức ăn không bám dính vào răng nhiều để phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

Bổ sung Flour: Chỉ bổ sung flour khi có sự thăm khám của bác sĩ, nếu răng có cấu tạo yếu, lớp men mỏng hoặc chất lượng men răng xấu do ảnh hưởng từ cha mẹ.

Thăm khám răng miệng định kỳ: Nên đến các phòng khám nha khoa để khám và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần để loại sạch các mảng bám và vi khuẩn có hại, đồng thời, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng miệng và phòng ngừa sâu răng của bạn một cách tốt nhất.

khám răng

Cạo vôi răng, khám định kỳ 6 tháng để sớm phát hiện sâu răng và điều trị kịp thời

 

 Để biết thông tin, tư vấn về sâu răng bạn có thể:

Nhấn gọi Gửi Email Inbox Đặt hẹn