Nguyên nhân khiến bạn há miệng đau quai hàm.
Há miệng đau quai hàm, sái quai hàm hay há miệng nghe tiếng kêu là biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn khớp Thái Dương Hàm, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây nhiều phiền toái trong ăn uống sinh hoạt giao tiếp vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao khiến bạn bị đau quai hàm như vậy.
Khớp Thái Dương Hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai được gọi là khớp thái dương hàm. Do một nguyên nhân nào đó khiến cho bị trật đĩa khớp, hoặc mòn xương lồi cầu ảnh hưởng đến đĩa sụ khiến cho bạn luôn bị đau khi há miệng, hoặc nghe tiếng kêu cộp cộp.
Video: Tìm hiều về bệnh rối loạn khớp thái dương hàm
Nguyên nhân gây viêm Khớp Thái Dương Hàm, gây đau khi há miệng.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp Thái Dương Hàm như:
- Nhiễm khuẩn, sau chấn thương cấp, viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%), thoái hóa khớp, hoặc viêm – thoái hóa thứ phát khớp Thái Dương Hàm.
- Viêm khớp Thái Dương Hàm
- Nguyên nhân do chấn thương cũng luôn được quan tâm tới. Chấn thương do va đập (tai nạn xe, bị đánh, bị ngã) hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm.
- Một biến chứng xảy ra viêm khớp thái dương hàm là nghiến răng lúc ngủ hoặc do thói quen xấu ăn nhai như nhai 1 bên, hay ăn đồ dai. Nghiến răng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em gặp nhiều hơn, nghiến răng hoặc nhai một bên làm siết chặt hàm, sẽ tạo một lực quá lớn tác động lên khớp Thái Dương Hàm, nguy hiểm nhất là làm trật khớp cắn.
- Viêm khớp thái dương hàm cũng có thể do bị trật đĩa khớp (giữa lồi cầu và ổ khớp) hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8.
- Viêm khớp thái dương hàm cũng hay gặp do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn. Thống kê cho thấy, viêm khớp Thái Dương Hàm thường là khớp sau cùng bị tổn thương do thoái hóa khớp, sau các viêm ở khớp nhỏ – nhỡ bàn cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối. Nguyên nhân này chủ yếu gặp ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi có nhiều khớp xương bị thoái hóa. Ngoài ra, có thể gặp viêm khớp do sang chấn tâm thần gây co thắt cơ hàm, mặt hoặc cắn chặt răng.
*Kết Luận:
Việc điều trị bệnh đau quai hàm do viêm khớp Thái Dương Hàm gây ra không phải đơn giản một sớm một chiều hay uống vài viên thuốc là có thể khỏi. Bệnh cần được chuẩn đoán thông qua phim X-ray CT Conbeam từ đó bác sĩ mới có được kế hoạch điều trị hiệu quả phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân.
Điều trị đau quai hàm do viêm khớp Thái Dương Hàm như thế nào?
Để điều trị hiệu viêm khớp Thái Dương Hàm hiệu quả bệnh nhân cần đi khám cụ thể, chụp x-quang sọ nghiêng, chụp Conbeam CT và làm các chẩn đoán lâm sàng khách theo chỉ định của bác sĩ để xác để xác định cụ thể nguyên nhân và mức độ tổn thương của khớp thái dương hàm. Sau đó, các bác sĩ sẽ đề ra phương pháp điều trị phù hợp nhất theo từng nguyên nhân gây bệnh.
- Điều trị nội khoa
-
Nắn chỉnh khớp thái dương hàm
-
Vật lý trị liệu
-
Phẫu thuật nội soi khớp đơn giản
-
Hiệu quả nhất là đeo máng nhai (máng định vị hoặc máng thư giãn) để điều trị
Nha khoa OCARE là phòng khám chuyên sâu duy nhất tại TP.HCM điều trị bệnh về khớp Thái Dương Hàm hiệu quả. Với các phương pháp điều trị khoa học do TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi và các cộng sự đưa ra, áp dụng điều trị thành công cho hơn 3000 bệnh nhân mắc chứng rối loạn khớp Thái Dương Hàm từ đơn giản đến phức tạp. Hầu hết tình trạng đau mỏi quai hàm đều cải thiện sau 3-6 tháng.
*TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi, chuyên gia điều trị bệnh lý khớp Thái Dương Hàm được quốc tế chứng nhận:
|
Video: Chia sẻ của bệnh nhân về tình trạng đau mỏi quai hàm