Hôi miệng do răng sâu là vì sao, xử lý như thế nào?

Hôi miệng là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý nha khoa, trong đó gồm cả tình trạng sâu răng. Sâu răng cũng được xem là nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Vì sao sâu răng có mùi hôi?

Hôi miệng là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý nha khoa, trong đó gồm cả tình trạng sâu răng. Sâu răng cũng được xem là nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Khi răng bạn bị sâu, phần men răng đã bị phá hủy nhiều, từ đó các túi hay lỗ sâu răng được hình thành và tạo nên mùi hôi khó chịu. Ban đầu mùi hôi miệng sẽ rất khó có thể ngửi thấy, nhưng càng ngày sẽ càng tiến triển nặng lan ra khắp miệng.

Vi khuẩn là tác nhân chính gây ra sâu răng, thường tích tụ và phát triển nhanh chóng tại vùng răng bị tổn thương. Về sau, nếu không được điều trị, chúng sẽ phát triển lan rộng ra các bộ phận khác như lưỡi, nướu và toàn bộ khoang miệng, khiến cho miệng bốc mùi.

hôi miệng do sâu răng 1

Lỗ sâu răng rất dễ nhét thức ăn gây ra tình trạng hôi miệng

Nghiêm trọng hơn nữa, vi khuẩn gây sâu răng thường tiết ra các loại acid làm bào mòn men răng, có thể hủy răng nhanh chóng.

Trám răng là biện pháp phổ biến hiện nay để điều trị và bảo răng sâu, ngăn chặn thức ăn nhồi nhét và giảm hôi miệng do sâu răng gây ra. Tuy nhiên một số trường hợp sâu răng, được xử lý không đúng cách, thì vấn đề hôi miệng vẫn có thể không hết. Vì nếu như vật liệu trám không phù hợp với răng thật, thì tạo ra môi trường cho vi khuẩn ẩn náu và tiếp tục gây bệnh.

trám răng sâu hết hôi miệng

Trám răng, phương pháp phổ biến điều trị và bảo tồn răng sâu

Nếu phải nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?

Phương pháp nhổ răng sâu có thể cải thiện được tình trạng hôi miệng khá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn nhổ răng khôn bị sâu thì triệu chứng này cải thiện không hoàn toàn và việc vệ sinh răng miệng cũng khá khó khăn. Do đó, sau khi nhổ răng tình trạng hôi miệng vẫn có thể không giảm bớt, thậm chí là trở nặng hơn nếu bạn không biết cách chăm sóc răng đúng cách.

nhổ răng sâu có hết hôi miệng

Ngoài ra, bác sĩ lúc khâu nướu sau khi nhổ răng nếu không được kín, sẽ để lại một khoảng trống bên trong khoang xương hàm. Chính vì khoảng trống này, tạo điều kiện cho mảng bám thức ăn thừa mắc vào, nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng vết khâu. Từ khu vực nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ và gây mùi hôi miệng khó chịu hơn.

Do đó tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng, cơ địa của mỗi người khác nhau. Đối với những người có cơ địa từ nhỏ dễ bị hôi miệng hoặc có tiền sử hôi miệng không đáp ứng điều trị, thì nhiều khả năng sau khi thực hiện nhổ răng sâu xong, tình trạng vẫn không hết hẳn. Để điều trị tình trạng hôi miệng, bạn nên tìm đến nha khoa uy tín với những chuyên gia nhiều kinh nghiệm để được điều trị.

Một số nguyên nhân là tác nhân gây hôi miệng, bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng kém cũng sẽ góp phần làm cho vi khuẩn và thức ăn bám trên răng và gây ra hôi miệng.
  • Do thức ăn: Có nhiều loại thực phẩm trong quá trình ăn uống có thể gây ra mùi hôi miệng, ngay cả khi bạn đã đánh răng súc miệng cũng không hết ngay được. Đặc biệt là các loại chất phụ gia như tỏi, hành... hay các loại thực phẩm dễ gây mùi như mắm tôm, cá, đồ sống...đều rất gây ra hôi miệng
  • Do miệng bị khô: Nước bọt có tác dụng làm sạch miệng và khử mùi tốt, cho nên khi miệng bị khô hoặc ít nước bọt thì khả năng miệng sẽ có mùi hôi.
  • Một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, nhiễm trùng Amidan... cũng có thể gây ra hôi miệng.
  • Một số loại thuốc điều trị có thể là tác nhân gây ra hôi miệng. Điều này xảy ra là do trong chuyển hóa hóa thuốc thì các hóa chất sẽ được đẩy ngược ra ngoài thông qua đường tiêu hóa hoặc đường thở. Ngoài ra, một vài loại thuốc còn gây ra tác dụng phụ không mong muốn làm giảm lượng nước bọt.
  • Người thường xuyên có thói quen hút thuốc lá.
  • Đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe như những bệnh lý tai mũi họng, bệnh liên quan đến đường thở... 

Một số cách giúp cải thiện tình trạng hôi miệng

Hôi miệng nếu xuất phát từ yếu tố bẩm sinh hay cơ địa, thì rất khó có thể điều trị dứt điểm. Ngược lại, hôi miệng nếu chỉ xuất phát từ vấn đề ăn uống hay vệ sinh răng miệng không tốt, thì phương pháp sau đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này:

  • Khi đánh răng, bạn hãy đánh răng đều và cả hai phía, chứ không chỉ đánh răng bề mặt ngoài. Kết hợp với sử dụng nước súc miệng, giúp loại bỏ tối đa vi khuẩn và cũng như giảm mùi hôi.
  • Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dính ở giữa kẽ răng. Đồng thời, sử dụng chỉ nha khoa để giảm tổn thương phần nướu và gián tiếp giảm mùi hôi răng miệng.
  • Trường hợp bạn đang sử dụng các dụng cụ bảo vệ răng hoặc răng giả, niềng răng thì việc vệ sinh răng miệng cần được chú ý nhiều hơn. Tuân thủ đúng hướng dẫn vệ sinh niềng răng và răng giả theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước cũng là cách hiệu quả để giảm tình trạng hôi miệng, thông qua việc tránh để khô miệng. Đồng thời, người dễ bị hôi miệng cần hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc dùng các chất kích thích khác, nhằm giảm nguy cơ bị hôi miệng.
  • Những loại thức ăn dễ gây khó chịu và tạo mùi bạn cần nên hạn chế ăn như tỏi, hành, đồ ngọt, các loại mắm sống, thức ăn sống,...
  • Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng khác, bao gồm như viêm nướu răng, viêm lợi, viêm nha chu,... là những nguyên nhân thường gặp có thể gây hôi răng miệng.

Bệnh lý gây ra tình trạng hôi miệng không phải là hiếm gặp và có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Điều trị răng sâu bằng cách nhổ răng có thể cải thiện vấn đề hôi miệng. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng sâu, cũng cần biết kiến thức chăm sóc răng miệng để hơi thở có mùi dễ chịu nhất. 

 HỖ TRỢ TƯ VẤN & ĐẶT HẸN

1900 4775 Zalo Inbox Đặt hẹn