Khám và chẩn đoán bệnh viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng rối loạn khớp xương hàm gây cảm đau vùng gần tai, há miệng lớn không được, đau quai hàm, ăn nhai nghe lộp cộp...

Viêm khớp thái dương hàm (hay rối loạn khớp thái dương hàm) là một bệnh lý rất phổ biến, được xem là nguyên nhân gây đau vùng mặt miệng (oralfacial pain) chiếm hàng thứ hai, chỉ sau đau do răng. Tỉ lệ RLKTDH chiếm từ 14% đến 88% trong cộng đồng, tuỳ theo nghiên cứu. Tính trung bình, tỉ lệ có ít nhất một triệu chứng là 41% và ít nhất một dấu hiệu lâm sàng là 56%. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5 – 10% bệnh nhân là có nhu cầu điều trị.

Viêm khớp thái dương hàm xảy ra nhiều nhất trong độ tuổi từ 20 – 40, nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ từ 2:1 đến 4:1, trong đó dấu hiệu tiếng kêu khớp chiếm tỉ lệ cao nhất, nhưng đau mới là triệu chứng khiến bệnh nhân tìm đến điều trị.

Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng rối loạn khớp cắn, tức những vướng cộm trong hoạt động nhai hoặc thói quen cận chức năng, đặcbiệt nghiến răng là yếu tố cần đánh giá và loại trừ trước tiên

Triệu chứng thường thấy của bệnh viêm khớp Thái Dương Hàm.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm 1

  • Mỏi cơ khi ăn nhai 
  • Đau các cơ nhai: đau vùng góc hàm, đau vùng thái dương, đau vùng dưới hàm
  • Có thể đau các cơ vùng gáy, vùng cổ hay cánh tay
  • Đau khớp thái dương hàm: đau vùng trước tai, đau trong tai
  • Há miệng có tiếng kêu khớp
  • Há miệng giới hạn, há miệng lệch
  • Ăn nhai khó
  • Có thể đau các răng, nhất là răng cối

Ngoài các triệu chứng chính kể trên, bệnh nhân có thể có những triệu chứng

  • Nhức đầu
  • Đau trong tai, ù tai, giảm thính lực, rối loạn thăng bằng
  • Sưng tuyến nước bọt dưới hàm một bên
  • Chảy nước mắt, đau sau hốc mắt
  • Cảm giác nóng bỏng, châm chích vùng mũi - hầu
  • Rối loạn tư thế toàn thân, với tình trạng vẹo, lệch người một bên

Khám chuẩn đoán bệnh viêm khớp Thái Dương Hàm tại nha khoa O'CARE.

Khám chẩn đoán bệnh viêm khớp thái dương hàm

Lần hẹn đầu tiên:

1. Khám lâm sàng

  • Làm bệnh án
  • Khám khớp
  • Khám cơ nhai và cơ liên quan
  • Khám khớp cắn

2. Chụp phim (panoramic, cephalometry, cone beam CT)

3. Chụp MRI (nếu cần)

4. Chụp hình (trong miệng, ngoài mặt)

5. Chụp Xạ hình xương (nếu cần)

6. Lấy dấu nghiên cứu và làm máng bruxchecker

7. Ghi tương quan tâm

8. Nắn khớp (nếu có chỉ định)

9. Điều trị nội khoa (nếu cần)

Lần hẹn 2:

  1. Giao máng bruxchecker
  2. Giao JIG điều trị giải áp khớp thái dương hàm (nếu cần)
  3. Ghi lồi cầu đồ (condylography)
  4. Lên giá khớp

Lần hẹn 3:

1. Đánh giá kết quả sau mang bruxchecker tối thiểu 2 ngày

2. Đánh giá khớp cắn bằng T-scan (nếu cần)

3. Phân tích phim cephalometry

4. Phân tích kết quả condylography

5. Phân tích khớp cắn trên giá khớp

6. Lập kế hoạch điều trị sơ khởi

7. Tiến hành điều trị bước đầu

  • Mài chỉnh khớp cắn
  • Máng thư giãn
  • Máng vị trí lồi cấu sơ khởi

 Lần hẹn 4

1. Đánh giá kết quả sau điều trị sơ khởi và kế hoạch điều trị chính thức.

2. Kế hoạch điều trị chính thức bằng biện pháp can thiệp khớp cắn:

  • Máng nhai: máng thư giãn, máng định vị lồi cầu (thời gian 8 – 12 tuần)
  • Tái lập khớp cắn chức năng bằng phương pháp đơn giản:
    • Mài chỉnh khớp cắn
    • Tái tạo hướng dẫn răng nanh
  • Tái lập khớp cắn chức năng toàn bộ (full mouth reconstruction)
    • Phục hình
    • Chỉnh nha

 3. Kế hoạch điều trị chính thức bằng biện pháp can thiệp khớp thái dương hàm: 

  • Rửa khớp (Arthrocentisis) thường hoặc nội soi
  • Phẫu thuật nội soi (Arthroscopic surgery)
  • Vi phẫu tạo hình khớp (microsurgical arthroplasty)
  • Thay khớp (Joint replacement)

Chia sẻ của 1 BN bị bệnh viêm khớp Thái Dương Hàm

 HỖ TRỢ TƯ VẤN & ĐẶT HẸN

1900 4775 Zalo Inbox Đặt hẹn