Các nguyên nhân khiến răng bị đau, theo đánh giá của bác sĩ nha khoa.

Tìm hiểu các nguyên nhân chính khiến răng bạn bị đau, chữa trị như thế nào hiệu quả nhất. Nha khoa O'CARE TPHCM

Đau răng có thể do sâu răng, răng nhạy cảm, các vấn đề về khớp Thái Dương Hàm hay bị nứt mẻ.... Bạn có thể biết mình đau răng do nguyên nhân nào qua những thông tin chia sẻ dưới đây.

1. Đau răng do khớp thái dương hàm

viêm khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm tạo ra các "bản lề", trượt chuyển động cho phép bạn nhai, nói, nuốt... Bạn có thể gặp vấn đề ở khớp thái dương nếu đĩa đệm bị mòn, sụn trên khớp bị thoái hóa, hoặc khi bạn bị một cú đánh làm tổn thương vùng hàm. Điều này chắc chắn sẽ làm răng của bạn bị đau.

2.  Tật nghiến răng

nghiến răng khi ngủ

Tật nghiến răng

Bạn có thể nghiến răng một cách vô thức trong giấc ngủ, hoặc khi căng thẳng, lo lắng, giận dữ, hay khó chịu. Nghiến răng có thể làm tổn thương men răng của bạn theo thời gian và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến đau răng. Bạn hãy đến gặp nha sĩ để được giúp đỡ. Bạn có thể cần một dụng cụ bảo vệ răng miệng và kỹ thuật thư giãn nhất định.

3. Sâu răng khiến răng bị đau thường xuyên

Sâu răng là một trong những nguyên nhân chắc chắn gây ra những cơn đau răng và bạn cần chữa trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng răng bạn bị sâu cho đến khi bạn bị đau.

sâu răng

Nếu bạn đã từng hàn răng, có thể mối hàn đó đã bị hỏng, vỡ hoặc rơi ra ngoài. Vì vậy, bạn cần đi khám nha khoa thường xuyên để biết tình trạng sức khỏe răng miệng của mình, ngừa sâu răng.

4. Đau buốt răng do răng nhạy cảm

răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm thường rất dễ bị tổn thương!

Răng của chúng ta rất nhạy cảm với nhiệt độ khắc nghiệt. Nếu răng của bạn đau sau khi ăn kem hay uống café nóng, bạn cũng không nên quá hoảng sợ và nghĩ rằng răng bị sâu hay bị áp xe. Đơn giản đó là vì răng bạn nhảy cảm quá mà thôi. Bạn nên tránh các loại thực phẩm quá nóng hoặc lạnh để tránh gây hại cho răng.

5. Nhiễm trùng trong miệng

Có nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau có thể gây ra đau răng không liên quan đến áp-xe, ví dụ như bệnh nhiễm trùng ở nướu, viêm lợi... Cách điều trị đối với từng trường hợp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng và tình trạng của răng. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn điều trị bằng kháng sinh trước khi chữa trị các vấn đề răng miệng khác.

6. Áp-xe vùng miệng

Áp xe có thể xảy ra dần dần và không triệu chứng rõ rệt nào. Nếu không được điều trị, chúng rất nguy hiểm. Bạn tuyệt đối không nên chạm hoặc làm gì xung quanh khu vực bị áp xe.

Trong hầu hết các trường hợp bị áp-xe, các bác sĩ sẽ có phương thức điều trị nhất định, có thể điều trị bằng kháng sinh hoặc bất kỳ phương pháp điều trị nha khoa nào khác. Vì vậy, bạn nên đi khám khi thấy mình bị đau răng và trong trường hợp bị áp-xe thì nên chăm sóc vùng bị áp-xe cẩn thận và hợp vệ sinh.

7. Đau do răng không mọc kẹt hoặc mọc lệch


Răng khôn thường mọc khi bạn 20 - 25 tuổi, trường hợp răng khôn mọc lệch và mọc kẹt rất phổ biến, hầu như ai cũng bi và cần phải được nhổ, răng khôn không chỉ khiến bạn sai lệch khớp cắn, gây tổn thương răng bên cạnh mà còn khiến nướu bên trong cùng thường xuyên bị sưng đau rất khó chụi và khó vệ sinh.

 Để biết thông tin, tư vấn về răng miệng bạn có thể:

Nhấn gọi Gửi Email Inbox Đặt hẹn